Hướng dẫn ngồi thiền


Dr. Clock: "Ta đã nghe khá nhiều người nói thiền có tốt cho sức khoẻ blah ...blah.... Nói chung theo chuyên ngành GTG (giết thời gian) mà nói thì thiền là phương pháp giết thời gian cuối cùng ta có thể dùng sau khi mọi thành luỹ đều bị công phá. Hãy tưởng tượng bạn bị nhốt trong một căn phòng, định lên mạng ưh? máy tính hỏng ! Định đi ngủ ưh? Vừa mới tỉnh dậy sau 8 tiếng ly bì ! Định vẽ tranh ưh? Có giấy nhưng không có bút !"

"Tóm lại bạn không thể tận dụng thêm bất kỳ một cái khác để làm một điều gì đó, và đây... đây là lúc ta thiền, không phải để tâm ta vững, cũng chả phải để bình tĩnh hơn mà chỉ đơn giản là... giết thời gian trong trạng thái thanh thản. Sau đây là phương pháp ngồi thiền, tất nhiên đừng tập hăng quá kẻo lại mỏi cơ ..."

Con người khoẻ hay yếu có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tinh thần. Tinh thần bị kích thích đột ngột hay lâu dài quá độ đều có thể làm rối loạn hoạt động nội tạng. Tránh những kích thích tinh thần quá độ làm tổn thương tâm khí chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp hiệu quả, đó là ngồi thiền.

Ngồi thiền là một trạng thái sinh lý giữa ngủ và thức. Đây là trạng thái ức chế đồng đều các tế bào thần kinh cả cảm giác và vận động tập trung bắt đầu từ vỏ não.


Thiền có 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: Kéo dài 5-10 phút là giai đoạn chuyển từ hoạt động sang trạng thái yên tĩnh, tập trung tư tưởng để nhập thiền.
  • Giai đoạn 2: Kéo dài 20-40 phút và có thể kéo dài hơn nữa tuỳ thuộc vào khả năng cơ thể và cách tập luyện. Đây là giai đoạn nhập thiền và người tập hoàn toàn yên tĩnh, loại bỏ tất cả suy nghĩ, tập trung điều khiển hố hấp chậm dần. Khi các tế bào thần kinh bị ức chế sẽ tạo ra cảm giác thư thái và thư giãn cho cơ thể.
  • Giai đoạn 3: Dần dần trở về trạng thái bình thường, kéo dài 5-10 phút.
Có hai kiểu ngồi thiền:
  • Ngồi hoa sen: lòng bàn chân phải ngửa lên đùi trái và ngược lại; và ngồi nửa hoa sen lòng bàn chân phải ngửa lên bắp chân trái.
  • Ngồi tư thế ngay ngắn, cân đối toàn thân thả lỏng tự nhiên. Tập thiền có thể coi là phương pháp thể dục dưỡng sinh có tác dụng nâng cao sức khoẻ và bảo dưỡng tinh thần.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)